Giỏ hàng
Nhà hàng AKAARI: Nhà trong vườn - Vườn trong nhà

Nhà hàng AKAARI: Nhà trong vườn - Vườn trong nhà

Hiện trạng công trình là 2 căn hộ theo hình thức Shophouse, vốn là một khối bê tông được bao phủ bởi kính tạo ấn tượng khô cứng nằm dưới chân tòa nhà tại một khu đô thị mới phát triển ở Hà Nội. Thách thức trong thiết kế là tạo ra một không gian nội thất nhà hàng ấm cúng, thân thiện, đồng thời là cầu nối văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Thông tin công trình: 

  • Tên dự án: Nhà hàng AKAARI 
  • Đơn vị thiết kế: NH VILLAGE ARCHITECTS
  • Kiến trúc sư: Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Phương Hiếu, Nguyễn Thị Ngọc, Phạm Tùng Lâm, Lê Hoàng Sơn
  • Địa điểm: Khu đô thị Ngoại Giao Đoàn, Tây Hồ Tây, Hà Nội, Việt Nam
  • Quy mô nhà hàng: 4 tầng 
  • Tổng diện tích sử dụng: 720 m2
  • Năm hoàn thành: 2022
  • Ảnh: Hiroyuki Oki

Bản vẽ mặt cắt công trình

Mô hình bố trí không gian 

Bối cảnh và nền tảng thiết kế: 

Việt Nam là một quốc gia có nhiều làng nghề, nơi có những người thợ lành nghề nhưng sản phẩm của họ chỉ được sử dụng để làm những đồ thủ công nhỏ như đèn, túi xách, bàn ghế… Từ lâu, nhóm kiến trúc sư đã nghiên cứu chất liệu của các nghề thủ công nổi tiếng tại các làng nghề tại Việt Nam. Mục đích để áp dụng vào thiết kế nhằm tạo ra những sản phẩm nội thất độc đáo, tinh tế dựa trên tay nghề và nguồn nguyên liệu sẵn có.  

Không gian nội thất Vườn trong nhà – Nhà trong vườn

Akaari là nhà hàng Nhật 4 tầng nằm ở Tây Hồ, Hà Nội

Với chiều cao mỗi tầng khoảng 4,5m, thiết kế tận dụng những chiều cao này trong không gian giao thông chung để tạo sự thông thoáng. Các không gian lớn như sảnh vào và không gian ăn chung ở tầng 2 được bố trí hệ mái Gỗ – Cót bên trong. 

Mặt tiền của tòa nhà hiện hữu hướng ra công viên rộng phía trước nhưng có hướng Tây. Vì vậy, một lớp không gian sân vườn đệm được bố trí ngay sát vách kính để tạo khoảng đệm ngăn ánh sáng tự nhiên mạnh đồng thời mang hiệu ứng trang trí cho các phòng. Thực khách có thể cảm nhận được những tầng lớp vườn trải dài nối tiếp nhau từ dải vườn liền kề trong phòng cho đến công viên.

Sảnh vào công trình sử dụng hệ mái gỗ – cốt kết hợp đèn tạo nên lối đi độc đáo 

Hệ mái này còn được sử dụng ở không gian ăn chung trên tầng 2 

Từ phòng ăn thực khách có thể ngắm nhìn khu vườn và khung cảnh bên ngoài 

Sàn từ sảnh vào và các không gian chung được làm bằng bê tông mài trộn sỏi. Những viên gạch Gốm đa sắc có xuất xứ từ Bát Tràng – làng Gốm nổi tiếng Hà Nội được ứng dụng cho Sushi Bar và Phòng ăn lớn trên tầng 2. Lối đi trong tầng dẫn đến các phòng được thiết kế chuyển hướng linh hoạt, thư giãn trong không gian vô tận, thực khách sẽ có trải nghiệm như đang dạo bước trong một khu vườn.

Sảnh vào các không gian chung được rải sỏi 

Những viên gạch gốm Bát Tràng được sử dụng khéo léo ở quầy Sushi bar và phòng ăn tầng 2

Lối đi dẫn lên các phòng được chuyển hướng linh hoạt

KTS đã kết hợp các vật liệu mây tre truyền thống để tăng trải nghiệm cho thực khách khi di chuyển

Sức sống cho vật liệu Mây và Tre đan nội thất

Trong dự án này, tay nghề sẵn có của những người thợ chuyên làm đèn và đồ thủ công mỹ nghệ được thử nghiệm và phát huy tối đa để tạo ra các cấu kiện kiến ​​trúc như: vách ngăn, cửa, trần, lan can cầu thang.

Để hiện thực hóa những chi tiết này, nhóm kiến trúc sư đã làm việc chặt chẽ với các nghệ nhân tại các làng nghề truyền thống ở ngoại thành Hà Nội, cùng họ tìm ra kiểu đan, tỷ lệ đan và biện pháp thi công hiệu quả, khả thi. Ở giai đoạn hoàn thiện, các kiến ​​trúc sư  tham gia thống nhất và điều chỉnh tại công trường.

Hành trình từ quá trình nghiên cứu vật liệu đến thành phần kiến trúc nội thất

Mây tre – vật liệu vốn rất quen thuộc đã được ứng dụng rất thành công trong công trình 

 
Từ vách ngăn…

 
…đến cửa, trần hay lan can cầu thang

Công trình không chỉ ấm cúng mà còn cầu nối văn hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản